Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRONG CÁC ĐƠN VỊ TRƯỜNG HỌC

Một vấn đề quan trọng hiện nay của tổ chức công đoàn là phải xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh phát huy được vai trò chức năng của mình trong đơn vị trường học nhất là các đơn vị trường học Mầm non ngoài công lập, các trường học nằm ở vùng xa, vùng khó khăn đó là một vấn đề không thể mợt sớm một chiều thực hiện được.
Thực tế hiện nay cán bộ công đoàn cơ sở trường học toàn bộ  làm công tác kiêm nhiệm nặng về công tác chuyên môn ít dành thời gian cho công tác công đoàn, công tác công đoàn là một việc khó không chỉ có nhiệt tình là đã làm được mà đòi hỏi cán bộ công đoàn phải có tâm có tầm vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ phải có uy tín với tập thể cán bộ giáo viên . Đội ngũ cán bộ công đoàn thiếu sự ổn định do chuyển đổi công tác hoặc nhiều lý do khác mà xin thôi không tham gia Ban chấp hành công đoàn cơ sở .
Trong những năm qua công đoàn ngành GD Bảo Lộc đã và đang tập trung chỉ đạo xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh gắn với việc xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa thực hiện tốt các chỉ tiêu thi đua trong từng năm học. Ban thường vụ công đoàn ngành đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai hướng dẫn cơ sở về nhiệm vụ,các chương trình ngay từ đầu năm học, phối hợp với chuyên môn tổ chức thực hiện ký cam kết các cuộc vận động lớn và phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Động viên đoàn viên lao động đăng ký thi đua đầu năm, phối hợp với chính quyền tổ chức tốt hội nghị cán bộ công chức theo quy trình và thời gian quy định. Phân công các ủy viên Ban chấp hành công đoàn ngành phụ trách các công đoàn cơ sở  theo địa bàn phường xã kịp thời hướng dẫn cơ sở tháo gỡ khó khăn. Việc bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở được tiến hành thường xuyên nhất là những cán bộ mới tham gia Ban chấp hành công đoàn cơ sở lần đầu .Công tác kiểm tra hướng dẫn được đẩy mạnh tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn cơ sở được trao đổi góp ý và đề xuất các ý kiến cùng trao đổi để tìm ra các phương thức giải quyết cho phù hợp với tình hình tại cơ sở.Kết quả năm học 2010 -2011 công đoàn cơ sở vững mạnh đạt 51/56 tỷ lệ 91,07% trong đó vững mạnh xuất sắc 13/56 tỷ lệ 23,21%, công sở văn hóa là 44/60 tỷ lệ 73,3%. Trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh 05 , trường tiên tiến cấp thành phố 22, chiến sỹ thi đua cấp thành phố 169 người, trường đạt chuẩn quốc gia 16 đơn vị. năm học 2010 -2011 ngành giáo dục thành phố Bảo Lộc vươn lên xếp hạng 1 trong toàn tỉnh Lâm Đồng về công tác quản lý chỉ đạo các mặt hoạt động và phong trào thi đua.
    Trong năm học 2010 -2011 công đoàn ngành GD Bảo Lộc đã tổ chức tốt các mặt hoạt động như: tổ chức hội thi cô giáo tài năng thanh lịch lần thứ V cụm Bảo Lộc, phối hợp tổ chức hội thi giai điệu tuổi hồng cho các em học sinh, thi an toàn giao thông,các hội thi khác tạo điều kiện cho đoàn viên lao động thể hiện tài năng, có dịp giao lưu học tập lẫn nhau trong công tác.
   Đạt được những kết quả trên đó là sự nỗ lực vươn lên của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ của Ban chấp hành công đoàn và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho công đoàn cơ sở hoạt động theo chức năng nhiệm vụ ngày một đáp ứng nhu cầu của đoàn viên lao động trong tình hình cách mạng hiện nay.
                                                                                                           Nguyễn Văn Minh
                                                                                            
                                                                     

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Chương trình phối hợp hoạt động CTĐ-GD&ĐT-ĐTN


CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG
giữa Hội Chữ thập đỏ, Phòng GD & ĐT và Đoàn TNCS HCM 
thành phố Bảo Lộc
(giai đoạn 2011-2015)
Thực hiện văn bản số 170-CTPH/HCTĐ-SGD&ĐT-ĐTNCSHCMTLĐ ngày 5/5/2011 của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Sở Giáo dục & đào tạo, Tỉnh đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về “Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Sở Giáo dục & đào tạo, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh trong công tác thanh thiếu niên Chữ thập đỏ giai đoạn 2011-2015”Hội Chữ thập đỏ, Phòng Giáo dục & đào tạo, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Bảo Lộc đã thống nhất ban hành chương trình phối hợp giai đoạn 2011-2015 với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Tiếp tục củng cố, phát triển mới tổ chức Hội Chữ thập đỏ trong các trường học; vận động cán bộ, công chức, viên chức và sinh viên, học sinh tham gia vào hoạt động Hội Chữ thập đỏ.
2. Trang bị cho thanh thiếu niên những kiến thức, kỹ năng cần thiết về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu, ứng phó với các tình huống khẩn cấp; tổ chức cho thanh thiếu niên tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, sinh hoạt cộng đồng, qua đó góp phần giáo dục lòng nhân ái cho thanh thiếu niên
3. Chương trình phối hợp phải góp phần thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện, nâng cao chất lượng giáo dục.
4. kết hợp với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện. học sinh tích cực trong việc triển khai các hoạt động thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.


II. NỘI DUNG PHỐI HỢP
1. Phối hợp tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục lòng nhân ái
a. Nội dung tuyên truyền:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên trong các trường học về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ; tuyên truyền về luật nhân đạo quốc tế, phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
- Tuyên truyền Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam”, Luật hoạt động Chữ thập đỏ Việt Nam; Phổ biến chiến lược phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2020…
- Tổ chức tuyên truyền về truyền thống vẻ vang của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, của Hội Chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc; về các mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực hoạt động của Hội Chữ thập đỏ trong và ngoài trường học; và các tấm gương tiêu biểu trong các hoạt động nhân đạo.
- Tuyên truyền về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, về phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, bạo lực học đường, phòng chống tai nạn thương tích, bảo vệ môi trường , hiến máu tình nguyện…
b. Hình thức tuyên truyền
- Các nội dung tuyên truyền được lồng ghép trong các giờ học ngoại khóa, chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần, các cuộc họp của chi Đoàn, chi Hội, chi Đội…
- Tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt tập thể nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế 8/5, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 23/11, ngày Nhà giáo Việt nam 20/11, ngày thành lập đội TNTP Hồ Chí Minh 15/5…
- Tổ chức các Hội thi tìm hiểu bằng hình thức sân khấu hóa, tổ chức các sân chơi cho thanh thiếu nhi.
- Tổ chức tuyên dương khen thưởng các đoàn viên, đội viên, chi đoàn, chi đội có thành tích xuất sắc. Trong công tác Chữ thập đỏ trong và ngoài trường học nhân dịp 6 tháng, 1  năm học.
2. Phối hợp tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu
-Vận động cán bộ, công chức, viên chức và đoàn viên thanh niên tham gia hiến máu tình nguyện (trừ thiếu niên), vệ sinh học đường, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, bạo lực học đường…
- Củng cố, phát triển các góc Chữ thập đỏ, tủ thuốc Chữ thập đỏ, vườn cây thuốc nam trong các trường học (ở những trường có điều kiện).
- Hướng dẫn kỹ năng sơ cấp cứu, phòng ngùa ứng phó thảm họa như: rắn cắn, đuối nước, chảy máu…
3. Phối hợp tổ chức hoạt động nhân đạo
- Hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, vận động cán bộ, công chức, viên chức và thanh thiếu niên Chữ thập đỏ đăng ký trợ giúp các học sinh và giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong từng lớp và trong trường, bằng những hình thức thiết thực.
- Vận động thanh thiếu niên tham gia các cuộc vận động, phong trào tương thân tương ái do Hội Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, Ngành giáo dục và Đào tạo phát động.
- Hướng dẫn tổ chức hoạt động gây quỹ Chữ thập đỏ như nuôi heo đất, đặt hộp tiền nhân đạo tại các lớp học, trường học, góc học tập; quyên góp sách vở, đồ dùng học tập giúp bạn nghèo.
4. Phối hợp củng cố và phát triển tổ chức thanh thiếu niên Chữ thập đỏ
- Chỉ đạo cử cán bộ phụ trách, tham gia công tác thanh thiếu niên Chữ thập đỏ ở các cấp của hệ thống đơn vị.
- Củng cố, xây dựng tổ chức Hội, chi Hội và phát triển lực lượng thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trong và ngoài trường học.
- Phát triển các Đội thanh thiếu niên Chữ thập đỏ xung kích trong trường học và địa bàn dân cư, như: Đội thanh thiếu niên Chữ thập đỏ xung kích. Đội thanh thiếu niên Chữ thập đỏ tình nguyện…
- Phối hợp tổ chức hoạt động hè để thanh thiếu niên Chữ thập đỏ giao lưu, rèn luyện kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng; tổ chức các hoạt động dã ngoại cho thanh thiếu niên.
- Huấn luyện trang bị các kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động thanh thiếu niên, sinh hoạt cộng đồng cho thanh thiếu niên Chữ thập đỏ…
- Các Hội hoặc chi Hội Chữ thập đỏ trường học tự xây dựng quy định khung thời gian hoạt động thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trong các chương trình giáo dục, sinh hoạt ngoại khóa.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội Chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc
- Cung cấp các tài liệu tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác nhân đạo và về Hội chữ thập đỏ Việt Nam, tuyên truyền về Luật nhân đạo quốc tế và Luật hoạt động Chữ thập đỏ Việt Nam, phong trào Chữ thập đỏ và trăng Lưỡi liềm đỏ quốc tế. các tài liệu hướng dẫn kỹ năng hoạt động thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.
- Hướng dẫn xây dựng tổ chức, lực lượng và hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học và ngoài trường học.
- Chủ trì hướng dẫn phối hợp và tổ chức các hoạt động hè cho thanh thiếu niên Chữ thập đỏ giao lưu, rèn luyện kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm sinh hoạt cộng đồng, hoạt động nhân đạo.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề về công tác nhân đạo; tập huấn kỹ thuật sơ cấp cứu, …cho đội ngũ giáo viên chuyên trách công tác Chữ thập đỏ trường học.
- Chủ trì xây dựng Quy chế thanh thiếu niên Chữ thập đỏ, quy định đồng phục, phù hiệu, thẻ, nghi thức hoạt thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.
- Chủ trì các tổ chức hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trong và ngoài thành phố.
2. Đoàn TNCS HCM thành phố:
- Chỉ đạo hệ thống tổ chức đoàn, Hội, Đội tích cực tham gia công tác Chữ thập đỏ, đưa nội dung công tác Chữ thập đỏ vào sinh hoạt chuyên đề.
- Cử cán bộ thành Đoàn phụ trách công tác Chữ thập đỏ, chỉ đạo đoàn xã-phường, Hội liên hiệp thanh niên xã-phường chủ trì và làm nòng cốt trong xây dựng Đội thanh niên Chữ thập đỏ xung kích và lực lựơng thanh thiếu niên chữ thập đỏ, duy trì hoạt động của các Đội thanh niên Chữ thập đỏ xung kích.
- Phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ thành phố huấn luyện các kỹ năng hoạt động thanh thiếu niên Chữ thập đỏ và hướng dẫn nghi thức hoạt động thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.
- Vận động thanh thiếu niên hưởng ứng và tham gia cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và các hoạt động nhân đạo khác do Hội chữ thập đỏ Bảo Lộc tổ chức.
- Chỉ đạo phối hợp tổ chức các hoạt động hè và hoạt động ngoại khóa cho thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.
- Phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động hiến máu, hiến giác mạc nhân đạo và xây dựng lực lượng hiến máu dự bị ở cơ sở.


3. Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các trường học trên địa bàn thành phố phối hợp với các hội Chữ thập đỏ các xã, phường phát triển tổ chức hội Chữ thập đỏ trong các trường học; tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Hội Chữ thập đỏ hoạt động có hiệu quả.
- Phân công cán bộ phụ trách công tác Chữ thập đỏ và chỉ đạo các trường học xây dựng đội ngũ giáo viên phụ trách công tác thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trường học.
- Hướng dẫn các trường chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, xây dựng nội dung hoạt động thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trong chương trình giáo dục, sinh hoạt ngoại khóa.
- Chỉ đạo phối hợp tổ chức hoạt động hè để thanh thiếu niên Chữ thập đỏ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm.
- Vận động học sinh, cán bộ, giáo viên hưởng ứng và tham gia cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và các hoạt động khác do Hội Chữ thập đỏ Lâm Đồng tổ chức.
- Phối hợp chỉ đạo tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu, kỹ năng phòng ngừa ứng phó thảm họa, kỹ năng sinh hoạt cộng đồng trong chương trình giáo dục và ngoại khóa.
- Chỉ đạo hệ thống trường học và các ngành đào tạo định kỳ vào cuối năm học gửi báo cáo về hệ thống Hội Chữ thập đỏ cùng cấp để đánh giá khen thưởng.
4. Quy định chung:
Hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc Chương  trình phối hợp này; Cụ thể hóa Chương trình phối hợp phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị. Bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình phối hợp, tập huấn cán bộ, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng.
- Các đơn vị phối hợp tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chương trình phối hợp; đề xuất các sáng kiến, giải pháp, các mô hình hoạt động có hiệu quả thực hiện Chương trình phối hợp và gửi báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện và tổng kết 5 năm Chương trình phối hợp về Hội Chữ thập đỏ thành phố để tổng hợp báo cáo lên thường trực tỉnh hội Lâm Đồng.
- Bộ phận phụ trách Chương trình phối hợp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, việc tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp giai đoạn 2011- 2015; báo cáo lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo và Tỉnh Đoàn kết quả thực hiện theo định kỳ; tổ chức sơ kết 2 năm và tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp.
            Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ, Phòng Giáo dục & Đào tạo, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Bảo Lộc, các trường và các Hội CTĐ phường-xã trên địa bàn thành phố Bảo Lộc triển khai thực hiện chương trình phối hợp này.

 TM. PHÒNG GD & ĐT      TM. BCH THÀNH ĐOÀN        TM. BCH HỘI CHỮ THẬP ĐỎ


   TRƯỞNG PHÒNG                        BÍ THƯ                                        CHỦ TỊCH


       Từ Ngọc Thanh                     Nguyễn Minh Châu                        Trần Hữu Đông
       (Đã ký)                                    (Đã ký)                                        (Đã ký)


Nơi nhận:

- Thành ủy (để b/c);
- UBND thành phố (để b/c);
- Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Thành ủy (để b/c);
- Ban TH-TTN Tỉnh hội;
-Ban chỉ đạo phối hợp chương trình;
- Các hội CTĐ Xã, Phường và Trường học trực thuộc (để t/h);
- Các Đoàn Xã, Phường (để phối hợp t/h);
- Các trường học trên địa bàn thành phố (để t/h);
- Lưu VP (hội CTĐ-Phòng GD&ĐT-Đoàn TNCSHCM thành phố)

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

MỘT SỐ NÉT VỀ CÔNG ĐOÀN NGÀNH GD THÀNH PHỐ BẢO LỘC

Công đoàn ngành GD Bảo Lộc là công đoàn cấp trên cơ sở quản lý 56 công đoàn cơ sở trường học trực thuộc các đơn vị trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố.Hoạt động của công đoàn ngành luôn bám sát chức năng nhiệm vụ đó là bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên lao động,tham gia quản lý và giáo dục đoàn viên lao động thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Là đơn vị có phong trào hoạt động mạnh góp phần thúc đẩy các hoạt động chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học, các hoạt động từ thiện nhân đạo, công đoàn ngành GD Bảo Lộc cần phải tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động nhằm nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu của đoàn viên lao động.
                                                                                          Nguyễn Văn Minh
                                                                                          Chủ tịch CĐGD Bảo Lộc

Chào mừng Blog của Công đoàn ngành giáo dục Bảo lộc

Rất hân hạnh và vui vì được tham gia cộng tác với blog của Công đoàn ngành GD&ĐT TP Bảo lộc. Hoạt động liên kết trong vận động giáo dục là nhiệm vụ của chúng ta, do đó góp sức ươm mầm non của đất nước là trách nhiệm của cộng đồng xã hội, nguyện cố gắng để blog công đoàn ngành giáo dục & đào tạo thành phố Bảo Lộc thêm bổ ích thiết thực hơn.
Hội thi Cô giáo tài năng 2011

Trần Hữu Đông. 

Cơ cấu tổ chức của công đoàn ngành giáo dục tp Bảo lộc

Chủ tịch : Nguyễn văn Minh
Phó chủ tịch: Nguyễn văn Lập
Chủ nhiệm UBKT: Chế văn Ngọc
Trưởng ban Nữ công: Võ thị Sen
Trưởng ban VNTDTT: Lê thanh Nam
Tổng số UVBCH: 19
Tổng số BTV: 5
Tổng số công đoàn CS trực thuộc: 56
Tổng số trường học: 61